WELL CAME TO SHOP
Call To +0989-119-036

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop

Mỗi liên quan giữa nồng độ PM2.5 và số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi tại bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm vật chất dạng hạt với đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (≤ PM2.5) đang trở nên là mối nguy cơ báo động đối với sự gia tăng bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới. Ô nhiễm không khí có thể là một trong những yếu tố kích hoạt các vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi theo nhiều cơ chế khác nhau. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng các hạt bụi mịn như PM2.5 có thể tác động trực tiếp đến sức khoẻ tâm thần thông qua phản ứng stress oxy hoá toàn thân hoặc vùng não và gây viêm, làm hỏng đáng kể mạng lưới Cytokine. Rối loạn loại điều hoà Cytokine có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn nhận thức.

Các nhà dịch tễ học trên thế giới ngày càng đưa ra nhiều bằng chứng chỉ ra ảnh hưởng của ô nhiễm không khí cũng như PM2.5 đối với sức khoẻ tâm thần. Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đối với các rối loạn tâm thần và hành vi cụ thể, điển hình như trầm cảm, lo lắng, mất trí nhớ, chậm phát triển nhận thức ở trẻ em và tự tử.3,4 Bên cạnh đó, các mối liên hệ được báo cáo trong các nghiên cứu trước đây giữa ô nhiễm không khí và các rối loạn tâm thần và hành vi không nhất quán ở một số khu vực. Cụ thể, một nghiên cứu ở Edmonton, Canada, cho thấy ô nhiễm không khí không ảnh hưởng đến số lần nhập viện tại khoa cấp cứu vì bệnh trầm cảm. 5 Do đó, cần nhiều nghiên cứu hơn từ các khu vực khác nhau để đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với các bệnh rối loạn tâm thần.

Theo báo cáo của Air Visual, năm 2020, Việt Nam đứng thứ 21 trên thế giới về ô nhiễm PM2.5 với nồng độ trung bình năm của PM2.5 lên tới 28 ug/m3 , vượt mức cho phép của WHO (15 ug/m3 ).Đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), năm 2017 có tới 61% tổng số ngày có nồng độ bụi PM2.5 trung bình ngày vượt quá hướng dẫn của WHO (25ug/m3 ).7 Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên nào quan tâm đến vấn đề này tại TPHCM. Chính vì những lí do trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu mô tả mối liên quan giữa nồng độ bụi PM2.5 và số ca nhập viện do rối loạn tâm thần và hành vi (MBDs) tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM giai đoạn 2017 – 2020. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm bằng chứng về tác động của bụi PM2.5 đối với sức khỏe tâm thần của người dân trong thành phố.

Xem chi tiết file

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cart

Your Cart is Empty

Back To Shop